Hồ Trúc Bạch nằm trong quần thể hồ Tây. Đây vừa là một địa danh có cảnh quan đẹp, vừa có giá trị về văn hóa lịch sử, gắn liền với quá trình hình thành và phát triển nghìn năm của Thủ đô Thăng Long –Hà Nội.
Hồ Trúc Bạch |
Đường Thanh Niên ngăn hồ Trúc Bạch với hồ Tây |
Phía Đông của
hồ Trúc Bạch có một bán đảo, nơi được người dân năm làng đúc đồng ở Bắc Ninh tụ
hợp và hình thành nên làng đúc đồng Ngũ Xã. Còn làng Trúc Yên ở phía Nam hồ có
nghề làm mành, chính vì vây nên các nhà trong làng, nhà nào cũng trồng trúc,
trúc ở đây mọc như rừng. Vào thời chúa Trịnh Giang (1729 – 1740) đã cho xây ở
đây một cung điện có tên là Viện Trúc Lâm. Về sau thì nơi này dùng để giam
những cung nữ có lỗi, phải dệt lụa để mưu sinh. Lụa do những cung nữ này làm ra
đẹp và bóng bẩy đã trở nên nổi tiếng khắp kinh thành, nên được gọi là lụa làng
Trúc.
Ven hồ Trúc
Bạch còn có nhiều công trình kiến trúc đặc sắc, di tích lịch sử như đền Quán
Thánh ở góc tây nam hồ, chùa Châu Long (nơi tu hành của công chúa con vua Trần
Nhân Tông) ở phía đông hay đền An Trì
(thời Uy Đô – anh hùng chống giặc Nguyên- Mông). Phía Bắc hồ có một gò
đất nhỏ, trên đó có đền thờ Cẩu Nhi. Phía Tây của hồ giáp với đường Thanh Niên,
một con đường có thể coi là đẹp nhất Hà Nội. Hồ Trúc Bạch cùng với Hồ Tây,
đường Thanh Niên và công viên Lý Tự Trọng đã làm thành một thắng cảnh đẹp giữa
lòng Thủ đô.
Hòn đảo nhỏ ở hồ Trúc Bạch, nơi có đền Cẩu Nhi |