Chùa Cầu Đông |
Phố Cầu Đông dài gần 150m, nằm sát cạnh chợ Đồng Xuân, thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, được xây dựng trên nền đất xưa vốn thuộc phường Đồng Xuân, tổng Hậu Túc, huyện Thọ Xương cũ.
Phố xưa có cây cầu bắc qua sông Tô và có chợ họp ngay đầu cầu, nên có tên gọi là chợ Cầu Đông. Thời Pháp thuộc, khi đoạn sông Tô này bị lấp, hai chợ cũ Cầu Đông và chợ Bạch Mã nhập thành chợ Đồng Xuân. Phố Cầu Đông là phố mới được mở ra sau khi chợ Đồng Xuân được xây lại năm 1991.Hiện nay, vẫn còn chợ Cầu Đông nổi tiếng một thời nằm ở ngay đầu phố. Chợ này đã từng đi vào ca dao “Bà già đi chợ Cầu Đông. Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng...” Cả phố Cầu Đông là các cửa hàng, kiốt, bán buôn, bán lẻ các mặt hàng rất sầm uất.
Gần chợ Cầu Đông xưa còn có chùa Cầu Đông, nhưng trong tiềm thức người Hà Nội chùa Cầu Đông được gắn với phố Hàng Đường bởi câu ca dao:
“Cầu Đông vẳng tiếng chuông chùa.
Trăng soi giá nến, gió lùa khói hương.
Mặt ngoài có phố Hàng Đường.”
Chùa Cầu Đông đã chính thức được phục hồi lại, và nằm tại số nhà 38B Hàng Đường. Với nhiều giá trị lịch sử và kiến trúc nghệ thuật, chùa Cầu Đông đã được Bộ Văn hóa Thông tin ra quyết định xếp hạng di tích số 1570/QĐ-VH, ngày 5/9/1989. Đây chắc chắn sẽ là điểm du lịch hấp dẫn, níu chân nhiều khách tham quan khi đến với phố cổ Hà Nội.
Phố Đông Thái dài khoảng 70m, từ ngã ba Trần Nhật Duật-Chợ Gạo đến đầu phố Mã Mây, thuộc phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, nguyên là đất giáp Đông Thái, phường Hà Khẩu, tổng Hữu Túc (sau đổi là tổng Đông Thọ), huyện Thọ Xương, ở cạnh cửa sông Tô xưa.
Trước đây, phố có tên dân gian là ngõ Hàng Trứng (đoạn phía đông phố Hàng Mắm trước đây cũng gọi là Hàng Trứng), thời Pháp thuộc được gọi là ngõ Đông Thái (ruelle Đông Thái).
Ngày nay, phố Đông Thái trở nên sầm uất, buôn bán rất nhiều thứ, nhiều khách sạn tư nhân được xây dựng lên nhưng vẫn mang đậm nét dáng vẻ của phố cổ Hà Nội xưa.
Theo (VietNam+)