Hồ Tây (có tên gọi khác là Đầm Xác Cáo hay Hồ Kim Ngưu, Dâm Đàm, Lãng Bạc, Đoài Hồ) là hồ nước tự nhiên lớn nhất ở khu vực nội thành Thủ đô Hà Nội. Hồ có diện tích hơn 500 ha, con đường bao quanh hồ dài khoảng 18 km.
Chiều hoàng hôn hồ Tây |
Hồ Trúc Bạch - đường Thanh Niên - hồ Tây |
Hồ Tây còn có nhiều tên gọi khác nhau,
mỗi tên gọi lại được gắn liền với truyền thuyết, sự tích riêng. Đầu tiên là tên
gọi Dâm Đàm gắn liền với số phận người dân chài Mục Thận và Thái sư đầu triều
Lý là Lê Văn Thịnh. Tên gọi Đầm Xác Cáo gắn với sự tích cuộc chiến tranh giữa
Long Quân và con cáo chín đuôi thành tinh ở đây. Một trong những tên gọi hay
khác của hồ Tây là hồ Trâu Vàng (hay Kim Ngưu hồ) và có 2 sự tích liên quan đến
tên gọi này. Truyện thứ nhất kể về việc nhà sư lấy tích trượng yểm trán trâu
vàng trên núi Tiên Du, trâu liền bỏ chạy rồi húc đất thành thôn Húc, quần đất
thành vũng Trâu Đằm (hiện ở Văn Giang, Hưng Yên), chạy ngược lên thành sông Kim
Ngưu rồi ẩn xuống tại hồ này. Truyện thứ hai là chuyện nhà sư Không Lộ (Lý Quốc
Sư) dùng phép thuật thu hết đồng của phương Bắc đúc thành một quả chuông, tiếng
chuống đánh ngân nga khiến trâu vàng phương Bắc tưởng tiếng mẹ gọi liền chạy
sang bên ta rồi quần đất sụp thành hồ và ẩn xuống luôn, từ đó hồ có tên là hồ
Trâu Vàng.
Vẻ đẹp của Hồ Tây ngoài nét tự nhiên
vốn có, còn có những cảnh đẹp, di tích của các làng nghề quanh hồ như Bến Trúc
Nghi Tàm (là một cây cầu, nơi mà xưa kia các nhà thơ hay ra đó để vịnh thơ),
Đồng bông Nghi Tàm (cánh đồng hoa, nay đã bị mất đi do đô thị hóa), đàn thề
Đồng Cổ, chợ đêm Khán Xuân cùng những câu chuyện về chúa Trịnh. Ngoài ra quanh
hồ còn có chùa Trấn Quốc – là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, đền
thờ Bà chúa Liễu Hạnh ở phủ Tây Hồ, chùa Kim Liên, đình Nghi Tàm, … Nhiều năm trước,
chim sâm cầm về hồ Tây đông đúc như những cái nấm đen di động và bồng bềnh trên
mặt hồ tạo nên vẻ hữu tình ở nơi đây.
Một số hình ảnh đẹp về hồ Tây |